THÔNG TIN VỀ BỆNH TPD
- Đăng bởi Msell
- |
- Uncategorized
- |
Tác hại của khí CO2 đối với tôm nuôi đã được nghiên cứu và đăng tải trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 55, Số 3B (2019): 58-66. Theo kết quả này, hàm lượng khí CO2 quá cao sẽ làm giảm tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và khả năng miễn dịch của tôm, giảm hoạt tính enzym tiêu hóa,… Để tìm hiểu cụ thể về các tác hại của khí CO2 trong ao nuôi cũng như cách để giảm hàm lượng CO2, bà con có thể tham khảo trong bài viết này của Biogency nhé!
Dưới đây là một số tác hại của khí CO2 đối với tôm nuôi khi có hàm lượng quá nhiều trong ao nuôi.
Các thí nghiệm thực tế cho thấy, các môi trường có hàm lượng khí CO2 khác nhau có thể tạo ra sự khác biệt về tỉ lệ sống của tôm. Trong đó, tỉ lệ sống của tôm đạt cao nhất và thấp nhất khi ở trong môi trường có hàm lượng khí CO2 lần lượt là 2,32mg/L và 45,6mg/L. Như vậy, điều kiện tỉ lệ sống của tôm đạt mức cao nhất với môi trường có nồng độ CO2 thấp ở mức vừa phải.
Khi sống trong điều kiện nước có hàm lượng CO2 cao, quá trình chuyển hóa trao đổi chất của tôm cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều này dẫn đến việc làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi tôm. Bên cạnh đó, khi sống trong ao có hàm lượng CO2 cao, tôm sẽ cần nhiều năng lượng hơn để hô hấp dẫn đến thiếu năng lượng để sinh trưởng.
Theo thí nghiệm, khi nồng độ khí CO2 trong nước quá cao, hàm lượng glucozo có trong huyết tương của tôm sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch và đề kháng của tôm. Như vậy, nếu sống trong môi trường có hàm lượng CO2 cao thì cả sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm đều bị ảnh hưởng tiêu cực.
Có thể thấy, tác hại của khí CO2 có nồng độ quá cao với tôm nuôi là rất lớn. Vì thế, để khắc phục vấn đề này, bà con có thể giảm lượng CO2 trong ao nuôi bằng các cách sau:
Sục khí là một phương pháp có hiệu quả lâu dài, tập trung vào việc điều hòa khí O2 và CO2 trong nước. Tuy nhiên, để biện pháp này đạt được hiệu quả tốt với chi phí tối ưu, bà con cần lưu ý về số lượng và vị trí lắp đặt quạt sục khí. Cụ thể như sau:
Như vậy, sục khí là một hoạt động không thể bỏ qua trong các giai đoạn nuôi tôm. Phương pháp này sẽ giúp tăng hàm lượng khí O2 hòa tan và làm giảm lượng khí CO2 cho ao nuôi. Từ đó, bà con có thể đạt được các mục tiêu nuôi trồng cụ thể.
Bón vôi cũng là một giải pháp tương đối tốt, giúp giảm nồng độ và hạn chế tác hại của khí CO2 trong ao nuôi. Đồng thời, vôi cũng có khả năng tăng hệ đệm và nguồn carbon cần thiết cho quá trình quang hợp trong ao.
Cụ thể, ban đêm là thời điểm hàm lượng CO2 tăng cao nhất. Vì thế, khoảng thời gian từ 22h00 – 24h00 là lúc thích hợp để bón vôi, giúp hạn chế tình huống CO2 tăng cao khi sáng sớm. Mỗi phân tử vôi sẽ tham gia phản ứng với CO2 trong nước và tạo ra 2 ion HCO3-. Ion này có vai trò quan trọng, giúp chống lại sự thay đổi độ pH của nước. Trong đó, phương trình phản ứng khử CO2 sẽ diễn ra như sau:
CaCO3 + CO2 + H2O = Ca2+ + 2HCO3-
CaMg(CO3)2 + 2CO2 + 2H2O = Ca2+ + Mg2+ + 4HCO3-
Ca(OH)2 + 2CO2 = Ca2+ + 2HCO-3
CaO + 2CO2 + H2O = Ca2+ + 2HCO-3
Khi sử dụng phương pháp này, bà con cần xác định đúng liều lượng vôi bột cần dùng để khử CO2. Theo lý thiết, để khử 1 mg/L CO2, bà con cần dùng 0,84 mg/L Ca(OH)2, 0,64 mg/L CaO, 2,1 mg/L CaMg(CO3)2 hoặc 2,27 mg/L CaCO3. Giả sử, nồng độ khí CO2 đo được trong ao là 20mg/L, vượt quá ngưỡng cho phép 15mg/L. Lúc này, bà con cần dùng 15mg/L x 0,84mg Ca(OH)2 = 12,6mg/L. Từ đây, bà con chỉ cần tính chính xác lượng nước trong ao rồi nhân với kết quả trên để biết lượng vôi bột cần sử dụng.
Ô nhiễm môi trường được cho là nguyên nhân chính là tăng đáng kể hàm lượng khí CO2. Vì thế, để phòng chống tác hại của khí CO2, bạn cần làm sạch tảo, làm sạch nước và giữ cho ao nuôi tôm luôn sạch sẽ.
Điều này có thể thực hiện được một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm bằng các chế phẩm vi sinh. Cụ thể, bà con có thể tham khảo một số chế phẩm chất lượng, uy tín như sau:
Nguồn: https://microbelift.vn/
Vôi xử lý đất phèn là một giải pháp quan trọng để phát triển ngành nuôi tôm. Vôi không chỉ cải thiện môi trường sống của tôm mà còn giúp tăng cường hiệu suất. Tuy nhiên, trước khi sử dụng vôi, bà con cần sự tư vấn từ chuyên gia để đảm bảo việc sử dụng vôi hiệu quả và an toàn. Cùng tham khảo thông tin chi tiết thông qua bài viết dưới đây của Biogency nhé!
Hiện nay, tác động của đất phèn đến tôm là vấn đề rất đáng quan ngại, điều này gây ảnh hưởng đến năng suất và giá trị của tôm. Dưới đây là một số tác động chung mà đất phèn có thể gây ra:
Có nhiều phương pháp để xử lý đất phèn trong nuôi tôm. Trong đó, sử dụng vôi để khử phèn được áp dụng phổ biến nhất. Đây là phương pháp nhanh mang lại hiệu quả cải tạo ao nuôi nhưng tiết kiệm chi phí. Giai đoạn tốt nhất để tiến hành khử phèn bằng vôi là trước khi nuôi, cải tạo ao, rút cạn nước và tiến hành xử lý vôi. Liều lượng sử dụng vôi xử lý đất phèn khuyến cáo thường khoảng 15-20 kg/100m2.
Có nhiều ưu điểm nổi bật khi sử dụng phương pháp vôi xử lý đất phèn trong quá trình nuôi tôm. Những ưu điểm phương pháp này mang lại là:
Để sử dụng vôi xử lý đất phèn, bà con cần tuân thủ theo các hướng dẫn như sau:
Vì việc khử phèn bằng vôi bột còn tồn tại một số điểm hạn chế. Nên để cho cách sử dụng vôi được hiệu quả và đem lại nhiều giá trị nhất, bà con nên lưu ý một số điều sau:
Nguồn: https://microbelift.vn/
Tôm là loài động vật biến nhiệt, có sự thay đổi nhiệt độ rất lớn theo môi trường. Chính đặc điểm này làm cho tôm có một nhược điểm lớn là không có khả năng tổng hợp vitamin trong cơ thể. Hoặc nếu có thì khả năng tổng hợp rất thấp, tỷ lệ vitamin nhất định sẽ không đủ nhu cầu vitamin trong cơ thể của tôm. Do đó, việc cung cấp đầy đủ vitamin cho nhu cầu của tôm nuôi là rất cần thiết và quan trọng.
Nguồn: https://tincay.com/
Ngành nghề nuôi tôm đang được phát triển rộng rãi với mật độ nuôi và mức sản lượng ngày càng cao. Các chất dinh dưỡng hòa tan có sẵn trong môi trường nước không đủ cho sự phát triển của tôm trong thời gian nuôi hạn chế. Vì vậy việc cung cấp thêm chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn của tôm là rất cần thiết. Trong đó, khoáng chất nắm vai trò cực kỳ quan trọng trong các chức năng khác nhau,sự tăng trưởng và lột xác của tôm. Bổ sung khoáng cho tôm đầy đủ sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, kháng bệnh, sự tăng trưởng và giúp tôm không bị stress.
Tôm có khả năng hấp thụ các khoáng chất từ môi trường nước xung quanh bên cạnh việc thức ăn được bổ sung khoáng cho tôm vào và do sự phản ứng của chúng với môi trường nước có áp suất thẩm thấu cao, quá trình trao đổi muối với môi trường bên ngoài mà chúng sẽ hấp thụ được khoáng chất.
Tôm có thể hấp thụ trực tiếp các khoáng chất thông qua miệng và qua mang. Nhưng ở môi trường nước ngọt, tôm cần nhiều hơn về nguồn cung cấp khoáng chất trong chế độ ăn so với tôm biển, và ở mỗi giai đoạn phát triển, tôm ngày càng có nhu cầu khoáng chất ao hơn. Vì vậy, nếu không bổ sung khoáng chất vào ao thì chúng sẽ bị chậm lớn và không lột vỏ.
Tôm sẽ thiếu máu vi hồng cầu dẫn đến giảm sắc tố, giảm tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
Chán ăn, tỷ lệ tử vong cao, nồng độ mô và gan tụy tăng cao, hình dạng bé là những triệu chứng dễ thấy khi tôm thiếu khoáng chất
Những con tôm cứng vỏ sẽ khó lột xác nếu không có đủ khoáng chất, tôm dễ bị đục cơ, cong thân
Tôm bị giảm khả năng miễn dịch dẫn đến dễ bị bệnh
Trong quá trình phát triển của tôm, giai đoạn lột vỏ là cực kỳ quan trọng, vì lột vỏ mới giúp tôm phát triển được. Cơ thể tôm từ vỏ đến thịt được cấu tạo bởi những thành phần các nguyên tố khoáng như kali, canxi, magie,…. Ở giai đoạn lột vỏ là lúc tôm cần nhiều khoáng chất nhất nhằm hình thành lớp vỏ mới và hồi phục sức khỏe.
Sau 20 ngày là giai đoạn tôm lột vỏ và phát triển nhanh, giai đoạn này môi trường nước thường bị thiếu hụt khoáng chất dẫn đến tôm sau khi lột vỏ khó hồi phục lại vỏ mới. Vậy nên, người nuôi cần chú ý giai đoạn này để bổ sung khoáng chất vào môi trường nước giúp tôm duy trì sức khỏe và phát triển tốt nhất
Khoáng chất đóng vai trò là thành phần thiết yếu cho các enzym, vitamin, hormone, sắc tốt và chúng tham gia vào quá trình trao đổi chất tế bào, tăng cường miễn dịch, kháng bệnh và giảm căng thẳng.
Thời điểm bổ sung khoáng chất vào ao nuôi là vào buổi chiều hoặc ban đêm từ 10-12 giờ vì thói quen của tôm thường lột xác vào ban đêm. Giai đoạn tôm lột xác, nhu cầu oxy sẽ tăng lên gấp 2 lần và khi tôm lột xác sẽ bắt đầu hấp thu từ môi trường nước để tạo vỏ, từ 2-4 giờ buổi sáng là thời điểm quá trình hấp thu diễn ra mạnh nhất.
Có 2 cách để tôm hấp thu khoáng chất:
Vì tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường thông qua mang nên việc tát trực tiếp vào nước để tăng lượng khoáng bị thiếu là rất quan trọng.
Trong những ao nuôi tôm có độ mặn thấp, tôm khó hấp thu khoáng trực tiếp trong môi trường nước, vậy nên cần phải cung cấp khoáng bằng thức ăn
Bên cạnh việc tôm cần khoáng để lột vỏ, thì khoáng cũng giúp tôm tăng trưởng về cơ thịt, tăng khả năng miễn dịch, kháng bệnh.
Bổ sung thêm khoáng vào thức ăn khoảng 5-10mg/kg thức ăn nếu dạng bột hoặc 5-10ml/kg thức ăn nếu dạng nước
Khoáng dạng nước, người nuôi sẽ phun đều lên thức ăn rồi cho ăn 2 lần/ngày
Khoáng dạng bột có thể trộn cùng với men vi sinh sau đó trộn với thức ăn 2 lần/ngày
____________________________
Trong quá trình nuôi tôm, khoáng chất thường xuyên mất đi do sự hấp thụ đất, thu hoạch tôm, thoát nước thu hoạch và rò rỉ dẫn đến thay đổi hàm lượng khoáng. Vì vậy, người nuôi cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đánh giá hàm lượng khoáng chất trong ao để có thể bổ sung kịp thời. Trong những trường hợp tôm không thể hấp thu khoáng chất trực tiếp ở môi trường nước bằng việc khoáng tạt, người nuôi có thể bổ sung khoáng bằng dạng bột trộn cùng men vi sinh nhằm giúp tôm hấp thu tốt hơn và có nhiều ưu điểm hơn về sức khỏe tôm. Để được tư vấn thêm cách bổ sung khoáng chất hiệu quả nhất kết hợp cùng men vi sinh xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua hotline: 0909 538 514. Chúc bà con một mùa vụ bội thu!
Tài liệu tham khảo:
Nguồn: https://microbelift.vn/